Cách chữa trị cho gà con bị ủ rũ xệ cánh hiệu quả năm 2024

Gà con bị ủ rũ xệ cánh là một chứng bệnh thường gặp ở gà trong giai đoạn đang phát triển. Loại bệnh này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bình thường của gà. Nhiều người chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi gà sẽ không biết gà con ủ rũ là bệnh gì. Thậm chí là cho gà uống thuốc trong khi chưa rõ nguyên nhân. Vậy hôm nay hãy theo dõi bài viết sau đây để xác định nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất cho loại bệnh này nhé!

Gà con bị ủ rũ xệ cánh là gì?

Gà con bị ủ rũ xệ cánh là bệnh gì mà lại xuất hiện phổ biến ở các hộ chăn nuôi đến vậy? Gà con bị ủ rũ xệ cánh trên thực tế là tình trạng gà bị ốm. Về cơ bản khi gà bị ốm sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Dẫn đến gà kém ăn, bỏ ăn, stress từ đó có tình trạng bị ủ rũ. Một khi gà kém ăn sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng nên bị xệ cánh (hay còn gọi là sã cánh) và teo lườn.

Thường sẽ không có một giải đáp cụ thể nào cho câu hỏi Gà bị ủ rũ xệ cánh là do bệnh gì gây nên. Bởi theo lẽ thường thì gà bị bệnh lúc nào cũng ủ rũ. Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng thì gà kém ăn, bỏ ăn, stress và dẫn đến xệ cánh hay teo lườn. Vì vậy để biết chính xác nguyên nhân thì người nuôi nên theo dõi các triệu chứng khác của gà.

Gà bị ủ rũ xệ cánh
Gà bị ủ rũ xệ cánh

Triệu chứng xuất hiện khi gà con bị ủ rũ xệ cánh

Gà con bị ủ rũ xệ cánh là một chứng bệnh thường gặp nhất trong quá trình chăn nuôi gà. Các triệu chứng xuất hiện trong loại bệnh này khá dễ phát hiện. Người nuôi thường xuyên chăm sóc và theo dõi thì có thể nhận ra ngay. Nếu như mọi người đang nghi ngờ gà ủ rũ xệ cánh, giảm ăn và stress hay không. Thì hãy dựa vào các triệu chứng được liệt kê dưới đây để có thể xác định bệnh một cách nhanh chóng.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị gà bị sưng mắt

Gà bị ủ rũ và sã cánh

Đây được xem như là một dấu hiệu dễ dàng nhận biết gà con bị ủ rũ xệ cánh nhất. Người nuôi quan sát và theo dõi thấy gà mệt mỏi, không có tinh thần và xệ cánh. Ngoài ra gà con mắc bệnh này còn không di chuyển một cách linh hoạt và có xu hướng ở lì một chỗ, không di chuyển. Lúc này có thể nhận định gà con bị ủ rũ xệ cánh.

Gà bị ủ rũ và sã cánh
Gà bị ủ rũ và sã cánh

Gà kén ăn và bỏ ăn

Thực chất khi gà bị mệt mỏi và ủ rũ thì tất cả các cơ quan bên trong cơ thể gà đều bị tác động, hoạt động kém. Gây cho gà cảm giác biếng ăn, giảm lượng ăn và thậm chí là bỏ ăn. Đặc biệt thức ăn sẽ bị mắc kẹt trong diều, khó tiêu hóa gây chướng diều. Lúc này bà con sờ vào phần diều sẽ cảm thấy bị căng chướng khác thường. Đây đều là do lượng thức ăn chưa được tiêu hóa tích tụ thành. Làm cho gà con bị ủ rũ xệ cánh.

Gà bị tiêu chảy và chất thải màu trắng xanh

Khi gà con bị ủ rũ xệ cánh sẽ có dấu hiệu đi ngoài ra phân màu trắng xanh. Đi kèm với đó là tình trạng bị tiêu chảy. Đây được gọi là bệnh tả, bệnh toi hay bệnh Newcaster. Triệu chứng này thường dễ xuất hiện khi gà bị bệnh và có khả năng lây lan. Vì vậy mà đối với trường hợp này, bà con nên nhốt riêng và có biện pháp tách đàn hiệu quả. Tránh lây lan mầm bệnh cho các con gà khác.

Triệu chứng bị co giật

Triệu chứng co giật gặp ở gà con bị ủ rũ xệ cánh là do Newcastle gây nên. Gà sẽ bắt đầu bắt đầu mất cân bằng khi di chuyển, mổ trượt thức ăn, nước uống. Đây là một trong những triệu chứng gà ủ rũ xệ cánh phức tạp và khó chữa trị nhất.

Mức độ nguy hiểm khi gà con bị ủ rũ xệ cánh

Có nhiều nguyên nhân làm gà con bị ủ rũ xệ cánh. Tuy nhiên phải biết được nguyên nhân thì mới xác định được mức độ nguy hiểm. Người nuôi vốn đang rất quan tâm đến loại bệnh này. Bởi hiện tượng gà con bị ủ rũ xệ cánh rất nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa còn dễ lây lan ra cho bầy đàn. Chứng bệnh này sẽ làm cho gà bị mất sức đề kháng, không có tinh thần. Đặc biệt khi nuôi gà chọi cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của các chú gà con trước thi tham gia đá gà trực tiếp.

Nếu xác định là bệnh Newcastle kèm tiêu chảy, phân màu trắng xanh và di chuyển một cách khó khăn. Thì độ nguy hiểm lúc này rất cao và có khả năng lây bệnh trong đàn lên đến 95%:

  • Tỷ lệ gà chết khi ủ rũ kém ăn do bệnh Newcastle lên đến 40 – 80% hoặc có khả năng cao hơn nữa.
  • Tỷ lệ lây lan cho toàn bộ cá thể trong bầy đàn rất nhanh chóng chỉ trong một vài ngày
  • Khoảng thời gian từ lúc bệnh tiến triển nhanh chóng đến khi tử vong chỉ trong khoảng từ 1 – 4 ngày

Chính vì vậy mà khi phát hiện gà con bị ủ rũ xệ cánh, bà con nên chủ động trong việc tách bầy để tránh lây lan mầm bệnh.

Mức độ nguy hiểm khi gà ủ rũ xệ cánh
Mức độ nguy hiểm khi gà ủ rũ xệ cánh

Cách chữa trị cho gà con bị ủ rũ xệ cánh

Sau khi đã xác định được nguyên nhân thì lúc này người nuôi tiến hành các phương pháp chữa trị cho gà. Cốt lõi ở đây là bà con vẫn nên xử lý tách bầy khi phát hiện các triệu chứng có liên quan ở trên. Dưới đây là các cách chữa trị phổ biến được chúng tôi tổng hợp lại.

Gà ủ rũ xệ cánh do E. Coli

Gà con bị ủ rũ xệ cánh có thể do bệnh E. Coli. Đi kèm với bệnh là một số triệu chứng đã nói ở trên. Như kém ăn, sã cánh, tiêu chảy và phân loãng màu trắng xanh. Đối với trường hợp này, bạn sử dụng thuốc Florfenicol kết hợp cùng với Doxycyclin để điều trị. 

Gà ủ rũ sã cánh do bị CRD

Gà con bị ủ rũ xệ cánh do bị CRD cùng các triệu chứng như: phân loãng màu vàng trắng, bại chân. Bệnh này được ghép chung với thương hàn. Ta cần sử dụng thuốc Enrofloxacin hoặc Antidiarrhoea để trị thương hàn. Và để điều trị CRD thì sử dụng thuốc Tylosin hoặc Anti CRD. Liều lượng 1g/ 10kg trong vòng 7 ngày. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm B Complex, chất điện giải, vitamin và giải độc gan thận cho gà. Thúc đẩy sự nhanh chóng trong quá trình điều trị cho gà.

Điều trị theo triệu chứng

Tùy theo triệu chứng của gà mà bà con sẽ có các cách điều trị khác nhau khi gà con bị ủ rũ xệ cánh:

  • Hạ sốt: Khi gà sốt cao thì nên tìm cách hạ sốt để tránh bị co giật. Ở đây ta cần sử dụng PARADISE liều 1g/ 1 lít nước đến khi gà khỏi hẳn
  • Long đờm: Nếu gà khó thở, bị khò khè thì cần sử dụng thuốc long đờm để loại bỏ. Sử dụng thuốc BROMELAIN liều 1g/2 lít nước đến khi gà khỏi hẳn
  • Sử dụng Lesthionin liều 1ml/1 lít nước để giải độc cho gà. Lưu ý là cho gà uống liên tục

Tiêm vacxin 

Đây là cách điều trị đơn giản nhưng có tính chính xác và hiệu quả nhất. Để thực hiện thành công và tránh rủi ro. Bà con nên đến các đại lý thú y gần nhất để được tư vấn loại thuốc phù hợp. Hoặc cũng có thể áp dụng cho gà uống thay vì tiêm phong. Tuy nhiên phải tăng liều lượng thuốc uống.

Tiêm vacxin thường xuyên
Tiêm vacxin thường xuyên

Cách phòng bệnh cho gà con bị ủ rũ xệ cánh

Bên cạnh những phương pháp điều trị hiệu quả thì bà con cũng cần nắm được các biện pháp phòng bệnh. Qua đó có thể tránh nguy cơ mắc bệnh, giảm rủi ro. Bà con có thể tham khảo các biện pháp phòng gà con bị ủ rũ xệ cánh dưới đây:

  • Bố trí chuồng trại hợp lý, đảm bảo thông thoáng và mát mẻ. Nhiệt độ ở mức ổn định
  • Thường xuyên tổng vệ sinh chuồng trại, theo dõi và thay các chất độn gây ô nhiễm, bốc mùi
  • Thường xuyên theo dõi và cập nhật tình trạng của gà để kịp thời tách bầy khi có biểu hiện ủ rũ, mệt mỏi
  • Phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại tránh lây lan mầm bệnh
  • Bổ sung thêm vitamin, các chất điện giải, kháng sinh cho gà
  • Tiêm vacxin theo lịch của các cơ sở thú y

Tổng kết

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ tất cả những thông tin về chứng bệnh gà con bị ủ rũ xệ cánh. Hy vọng mọi người có thể nắm rõ được các dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả cho loại bệnh này.

Array

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *